Điều Hòa Bị Hỏng 10 Sai Lầm Lớn Nhất Do Người Dùng Sai

Điều Hòa Bị Hỏng 10 Sai Lầm Lớn Nhất Do Người Dùng Sai

09-04-2022 | Sửa điện lạnh |

Điều Hòa Bị Hỏng 10 Sai Lầm Lớn Nhất Do Người Dùng Sai


Appongtho.vn Nguyên nhân điều hòa bị hỏng trong quá trình sử dụng điều hòa, có thể bạn đang mắc phải 10 sai lầm lớn nhất do người dùng sai cách sau đây.

Máy điều hòa ngày càng được dùng phổ biến trong các tòa nhà cơ quan, văn phòng, nhà riêng.

Tuy nhiên, sử dụng sai cách có thể khiến thiết bị gặp sự cố, hư hỏng. Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm sau, mời các bạn cùng theo dõi nhé.


Điều Hòa Bị Hỏng 10 Sai Lầm Lớn Nhất Do Người Dùng Sai

5 Bộ phận ở điều hòa rễ bị hỏng nhất


Trong hệ thống điều hòa không khí, một số thành phần cụ thể thường bị hỏng nhiều nhất, bao gồm:

1 Máy nén:

  • Máy nén là trái tim của hệ thống điều hòa.

  • Nó nén và bơm chất làm lạnh qua hệ thống để tạo ra sự làm lạnh.

  • Do hoạt động liên tục và áp lực cao.

  • Máy nén thường là một trong những thành phần đầu tiên gặp vấn đề.

2 Bộ phận làm lạnh

  • Cả hai bộ phận này đều chịu áp lực và nhiệt độ cao.

  • Chúng cần được duy trì sạch sẽ.

  • Đảm bảo lưu lượng không khí và hiệu suất làm lạnh.

Bất kỳ sự cản trở nào, như bụi bẩn hoặc cặn tích tụ, có thể gây ra vấn đề cho các bộ phận này.

3 Van mở/khóa

  • Van này điều chỉnh lưu lượng chất làm lạnh vào bộ phận làm lạnh, điều này ảnh hưởng đến việc làm mát.

  • Nếu van mở/khóa bị kẹt hoặc hỏng, nó có thể gây ra các vấn đề về hiệu suất hoạt động và làm lạnh.

4 Bộ phận điều khiển và cảm biến:

  • Các bộ phận này đảm bảo rằng máy điều hòa hoạt động ở các điều kiện lý tưởng và đáp ứng đúng cách.

  • Nếu các cảm biến hoặc bộ phận điều khiển gặp vấn đề.

  • Máy có thể hoạt động không hiệu quả hoặc hoàn toàn không hoạt động.

5 Dây dẫn điện và kết nối điện:

  • Các vấn đề liên quan đến hệ thống điện như dây dẫn bị hỏng.

  • Kẹt hoặc đứt cũng có thể làm cho máy điều hòa.

  • Không hoạt động đúng cách hoặc hoàn toàn không hoạt động.

Nhớ rằng việc thực hiện bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa kịp thời có thể giúp kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ hỏng hóc của máy điều hòa.


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm\Ảnh Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm sau\dieu-hoa-bi-hong-do-nguoi-su-dung-mac-10-sai-lam-sau-1.png

Máy điều hòa hay còn được người dùng gọi là máy lạnh, máy điều hòa nhiệt độ,... 


  • Môi trường sống ngày một khắc nghiệt.
  • Thời tiết mùa đông quá lạnh giá gây khó chịu.
  • Mùa hè nóng bức.

Gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và những hoạt động hằng ngày của chúng ta.

Máy điều hòa ra đời sẽ giải quyết được vấn đề nan giải này, cho phép bạn tùy chỉnh theo ý muốn nhiệt độ trong phòng.

Máy điều hòa dùng điện năng để làm thay đổi nhiệt độ của một không gian kín trong phạm vi nhất định.

Thiết bị sẽ giúp không khí khu vực này được duy trì ổn định về độ ẩm và nhiệt độ.

Nhưng không phải ai cũng sử dụng máy điều hòa một cách đúng đắn.

Việc dùng máy lạnh sai cách có thể khiến thiết bị gặp sự cố, nhanh hỏng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.


Xem thêm:

Cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện nhất

10 Cách khắc phục điều hòa không nóng nhanh nhất

Hướng dẫn cách bật điều hòa chiều nóng dễ hiểu

Bảng mã lỗi điều hòa đaikin tổng hợp

Danh sách mã lỗi điều hòa panasonic đầy đủ


Điều Hòa Bị Hỏng 10 Sai Lầm Lớn Nhất Do Người Dùng Sai

Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm sau:

  • Không bảo trì.
  • Không bảo dưỡng thiết bị.
  • Bật nhiệt độ không hợp lý.
  • Chọn sai chế độ.
  • Sử dụng quá tải

Cùng tìm các chuyên gia App Ong Thợ giải mã rõ hơn trong nội dung bên dưới các bạn nhé!


1. Bật điều hòa ở nhiệt độ thấp quá mức


Nhiều người dùng có thói quen vừa vào phòng sẽ hạ nhiệt độ của máy điều hòa xuống mức rất thấp.

Nhất là lúc mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiều người vội muốn căn phòng mát lạnh nên hay thực hiện hành vi này.

Tuy nhiên, điều này gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe, đồng thời không tốt với tuổi thọ máy, dễ khiến điều hòa bị hỏng và tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

Khi người dùng vào căn phòng được làm lạnh nhanh ngay khi vừa đi ngoài trời nắng nóng về, nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể dẫn đến nguy cơ sốc nhiệt cao.

Việc này có thể gây nên tình trạng mệt mỏi, chóng mặt.

Hơn thế nữa, nhiệt độ quá lạnh còn có thể làm ảnh hưởng tới hệ hô hấp, khiến bạn bị cảm lạnh.

Nhiệt độ bật máy điều hòa thích hợp thường nằm trong khoảng 25◦C đến 27◦C.


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm\Ảnh Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm sau\dieu-hoa-bi-hong-do-nguoi-su-dung-mac-10-sai-lam-sau-2.png

Không nên bật điều hòa với nhiệt độ quá thấp


2. Chọn sai chế độ


Các chế độ có trên bảng điều khiển của máy điều hòa thường là:

  • Tự động (Auto) - được lựa chọn phổ biến nhất.
  • Điều khiển còn có chế độ quạt (Fan), làm khô (Dry), làm mát (Cool),...

Bạn nên bật chế độ Dry khi cần làm giảm độ ẩm trong không gian kín trong khoảng 1 đến 2 tiếng.

Bật chế độ này lâu có thể khiến:

  • không khí quá khô.
  • Ảnh hưởng làn da như khô giác mạc, khô da, niêm mạc mũi,...

Chế độ này thích hợp sử dụng trong những ngày có độ ẩm bên ngoài cao, như ngày mưa gió. 

Chế độ Cool được sử dụng khi bạn cần làm lạnh nhanh, đồng thời giữ nhiệt độ không gian ổn định theo mức được chọn từ đầu.

Trong khi đó, khi bạn chọn chế độ Fan, không khí trong phòng sẽ được lưu thông nhưng không được làm lạnh bởi máy làm lạnh sẽ được tắt đi còn quạt vẫn chạy. 

Việc chọn sai chế độ có thể làm ảnh hưởng sức khỏe, máy điều hòa bị hỏng hoạt động không hiệu quả, có thể gặp sự cố nếu phải hoạt động quá công suất, làm tăng tiền điện.


3. Dùng quạt điện khi bật điều hòa


Điều hòa sẽ hút không khí của căn phòng, đưa vào hệ thống lọc lạnh để khử bụi và làm mát không khí.

Tuy nhiên, thiết bị cần mất khoảng thời gian nhất định để lan tỏa đều luồng không khí được làm lạnh đều khắp căn phòng.

Để giúp rút ngắn quá trình này, chúng ta có thể dùng thêm quạt.

Luồng gió từ những chiếc quạt sẽ giúp không khí lưu thông được đồng đều, nhanh chóng hơn.

Việc sử dụng quạt điện trong từ 15 - 20 phút đầu khi bạn bật điều hòa sẽ giúp làm mát không gian hiệu quả và nhanh chóng hơn. 

Việc này sẽ giúp không khí được làm mát nhanh hơn, khả năng lưu thông không khí lạnh được nâng cao.

Đồng thời, nó cũng giúp điều hòa giảm bớt gánh nặng công việc, bớt thời gian hoạt động, góp phần giảm hao mòn bộ phận của thiết bị.

Bạn có thể dùng quạt đứng, quạt phun sương, quạt trần,... đều được.


Chưa hết, kết hợp dùng quạt điện còn có thể giúp tiết kiệm điện hơn bởi bạn sẽ không cần đặt nhiệt độ máy điều hòa ở mức quá thấp.

Tuy nhiên việc lạm dụng quạt kết hợp với điều hòa cũng sẽ khiến điều hòa bị hỏng nhanh hơn.


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm\Ảnh Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm sau\dieu-hoa-bi-hong-do-nguoi-su-dung-mac-10-sai-lam-sau-3.png

Nên kết hợp sử dụng quạt điện khi bật điều hòa


4. Tắt máy điều hòa ngay sau khi thấy phòng đã đủ mát


Không ít người có thói quen tắt máy điều hòa không khí khi thấy nhiệt độ phòng đủ mát. Sau đó, khi thấy phòng nóng lên thì bật lại điều hòa.

Hành động này sẽ khiến điều hòa bị hỏng khi thiết bị phải khởi động nhiều lần làm tiêu tốn nhiều điện hơn.

Thực tế, những máy điều hòa đời mới đều có tính năng ngắt tự động nên người dùng không cần bật/ tắt thủ công như vậy.

Thói quen này thật sự không cần thiết, có thể khiến thiết bị giảm tuổi thọ.

Bởi mỗi lần khởi động lại, về nguyên lý hoạt động ở điều hòa sẽ cần:

  • Hoạt động với công suất lớn để động cơ quạt và máy nén khởi động.
  • Nhanh chóng làm lạnh không khí căn phòng xuống mức nhiệt độ được cài đặt.

Thói quen này sẽ khiến thiết bị tiêu tốn điện năng nhiều hơn gấp tầm 3 lần và điều hòa dễ bị hỏng để duy trì nhiệt độ lý tưởng người dùng cài đặt.

Chưa hết, hiệu suất hoạt động và tuổi thọ của điều hòa cũng sẽ giảm đáng kể nếu bạn giữ thói quen này.

Ngoài ra, bật-tắt điều hòa liên tục sẽ khiến nhiệt điều hòa bị hỏng bởi độ phòng không ổn định, thay đổi thường xuyên không tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt là với người nhạy cảm như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người lớn tuổi.


5. Kích thước máy lạnh quá lớn so với diện tích của căn phòng


Quan niệm máy điều hòa dân dụng có kích thước càng lớn sẽ càng làm mát không khí nhanh hơn không hoàn toàn đúng.

Bởi nếu máy điều hòa có kích thước quá khổ hoặc nhỏ hơn so với diện tích phòng sẽ khiến điều hòa bị hỏng khi phải làm việc liên tục.

Nó sẽ không thể phân bổ nhiệt độ đồng đều cho cả căn phòng mà còn làm giảm đi độ ẩm nhiều, gây hại cho người dùng.

Hãy chọn mua một chiếc máy lạnh có kích thước, công suất phù hợp diện tích của không gian cần làm mát.

Điều này sẽ giúp căn phòng mát mẻ, tinh tế và sang trọng hơn.

Đồng thời, nó cũng giúp tiết kiệm nguồn điện tiêu thụ hàng tháng, giảm chi phí đầu vào. 


6. Mở máy lạnh liên tục 24/7 và đóng kín cửa thường xuyên


Phòng lắp điều hòa thường rất kín. Do đó nếu bạn đóng cửa quá kín thường xuyên, không mở cửa cho không khí lưu thông có thể dẫn tới tình trạng tích tụ quá nhiều khí CO2.

Nguy cơ nhiễm khuẩn, tổn thương hệ hô hấp.

Giải pháp là bạn nên lắp quạt thông gió hoặc sau mỗi lần sử dụng bạn nên mở cửa khoảng 1 đến 2 tiếng để làm mới không khí của căn phòng.

Bên cạnh đó, bạn không nên dùng máy lạnh 24/7 bởi nó không tốt cho sức khỏe và cả tuổi thọ của thiết bị.

Khi sử dụng liên tục trong thời gian dài, dàn nóng của máy lạnh có thể bị cháy bởi các yếu tố về nhiệt độ. 

Khi hoạt động, bất kỳ thiết bị điện lạnh nào, trong đó có máy lạnh cũng sẽ tạo lượng nhiệt nhất định.

Trong khi đó, dàn nóng thường được trang bị board mạch chứa những linh kiện điện tử rất dễ bị cháy hỏng.

Nếu tiếp xúc nhiệt độ cao liên tục dễ khiến điều hòa bị hỏng nhanh hơn.

Board mạch còn chịu nhiệt từ giàn trao đổi nhiệt, máy nén, nhiệt độ ngoài trời nên sẽ càng khiến nhiệt độ dàn nóng tăng lên cao.

Tóm lại, dù bất cứ thiết bị nào, bạn cũng không nên dùng 24/7.

Vào những khoảng thời gian không quá nóng trong ngày, bạn nên sử dụng quạt và tắt điều hòa.


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm\Ảnh Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm sau\dieu-hoa-bi-hong-do-nguoi-su-dung-mac-10-sai-lam-sau-4.png

Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm sau: mở liên tục 24/7,...


7. Không bảo trì, vệ sinh điều hòa thường xuyên


Một trong những cách giúp tiết kiệm điện, bảo vệ độ bền của điều hòa chính là thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị.

Bạn nên thường xuyên làm sạch điều hòa đúng cách, nhất là bộ lọc gió để giúp tăng hiệu suất làm lạnh. 

Nếu không vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa trong thời gian dài, bụi bẩn, vi khuẩn sẽ bám vào máy và làm dàn máy nóng hơn điều hòa bị hỏng nhanh hơn thông thường.

Điều này sẽ làm chậm quá trình tản nhiệt, khiến máy hoạt động hao tốn điện năng hơn.

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến điều hòa bị hỏng bị quá tải, thậm chí hư hỏng máy một phần hoặc hỏng hoàn toàn.

Song song đó, khi điều hòa có bất kỳ dấu hiệu trục trặc, hỏng hóc gì, bạn nên khắc phục chúng ngay lập tức.

Điều này sẽ giúp điều hòa hoạt động hiệu quả nhất, tránh hư hỏng nặng hơn, giảm tuổi thọ máy, hao tốn điện năng.

Tùy tần suất sử dụng, người dùng nên bảo trì, vệ sinh máy lạnh sau một khoảng thời gian nhất định.

Thôn thường, bạn nên bảo dưỡng tổng thể điều hòa sau 3 đến 6 tháng sử dụng.

Chẳng hạn như vệ sinh thiết bị, nạp bổ sung gas điều hòa nếu thiếu, kiểm tra các bộ phận của máy.

Bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp máy hoạt động tốt hơn, bền bỉ hơn, giúp không khí căn phòng trong lành hơn, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.


8. Bộ lọc không khí không được thay đổi


Bộ lọc không khí của máy điều hòa giúp căn phòng:

  • Trong lành.
  • Thoáng đãng.
  • Hạn chế phát sinh nấm mốc, vi khuẩn, bụi bẩn.

Bộ phận này giúp loại bỏ bụi, các chất gây dị ứng khỏi không khí trước khi làm mát hoặc hâm nóng, sau đó đưa chúng trở lại không gian phòng.

Chính vì thế, bộ lọc giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong máy điều hòa. 

Bộ lọc điều hòa bẩn, bị bụ, mảnh vụn làm tắc nghẽn sẽ khiến:

  • Luồng không khí tự do bị chặn.
  • Hệ thống làm nóng, làm mát không khí hoạt động kém hiệu quả.
  • Giảm hiệu quả của toàn hệ thống. 

Để đảm bảo việc lọc không khí đạt hiệu quả cao, đa phần những bộ lọc không khí sẽ cần được làm sạch, thay mới từ 1 đến 3 tháng một lần tùy dòng máy, tần suất sử dụng.

Nếu lâu ngày bạn không vệ sinh, thay bộ lọc không khí, căn phòng có thể:

  • Có mùi khó chịu,.
  • Ô nhiễm không tốt cho sức khỏe.

Có thể dẫn đến nguyên nhân điều hòa bị hỏng cũng như gây các bệnh dị ứng, bệnh về phổi.


9. Điều hòa bị hỏng Lắp máy lạnh ở khu vực có nhiệt độ cao


Bạn nên tránh lắp máy điều hòa ở vị trí nóng nhất của căn phòng.

Việc này không hề giúp căn phòng nhanh chóng giảm nhiệt như nhiều người nghĩ.

Trái lại, nó sẽ khiến điều hòa bị hỏng thiết bị phải vận hành quá tải, tốn điện hơn. 

Bạn cần lưu ý không lắp máy lạnh ở phần mặt tường có ánh nắng chiếu thường xuyên.

Bởi lúc này, máy lạnh sẽ phải tản nhiệt cho bức tường nóng rồi mới làm mát luồng không khí của căn phòng.

Việc này có thể khiến thiết bị làm việc quá tải, tăng mạnh hóa đơn tiền điện và máy lạnh cũng bị rút ngắn tuổi thọ. 

Giải pháp đúng là bạn nên lắp đặt điều hòa ở những khu vực thoáng đãng, mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp, nên nằm ở vị trí trung tâm của căn phòng.

Bên cạnh đó, bạn nên lắp máy lạnh cách bề mặt tường ít nhất 10cm.

Đồng thời, bạn cũng lưu ý không che đậy kín cục nóng bằng bất cứ vật gì, chỉ làm mái che để chắn mưa, nắng.


10. Không kiểm tra, sửa chữa sự cố máy lạnh


Nhiều người dùng không để tâm, hoặc do muốn tiết kiệm nên không liên hệ kỹ thuật viên sửa điều hòa Ong Thợ các sự cố của máy lạnh.

Chẳng hạn điều hòa bị hỏng không làm mát như thường ngày, hết gas,...

Thời gian dài, vì những chi tiết nhỏ này mà máy điều hòa có thể bị hư hỏng nặng hơn.

Phí sửa điều hòa bị hỏng thậm chí tốn kém gấp nhiều lần mà thiết bị của bạn cũng giảm độ bền.

Do đó, bạn hãy kiểm tra thiết bị ngay, liên hệ thợ kỹ thuật để được hỗ trợ nếu gặp những sự cố như:

  • Máy phát ra tiếng ồn bất thường.

  • Máy điều hòa bị chảy nước.

  • Đóng băng

Nguyên nhân điều hòa bị hỏng có thể do đường ống của máy lạnh bị ngưng tụ, tắc nghẽn.

  • Điều hòa không hoạt động.

  • Thiết bị phát sinh mùi hôi trong lúc sử dụng.

Đây là dấu hiệu điều hòa cần được vệ sinh, khử mùi hôi để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.

Hóa đơn tiền điện có dấu hiệu tăng bất thường do máy lạnh gặp vấn đề.


Có thể bạn đang cần

Danh sách bảng mã lỗi điều hòa LG inverter

Hơn 100+ mã lỗi điều hòa samsung inverter dễ đọc

Tổng hợp 30+ mã lỗi điều hòa electrolux inverter 

Đầy đủ bảng mã lỗi điều hòa Toshiba inverter chi tiết

Cách đọc mã lỗi điều hòa Sharp inverter đơn giản


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm\Ảnh Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm sau\dieu-hoa-bi-hong-do-nguoi-su-dung-mac-10-sai-lam-sau-5.png

Bạn nên kiểm tra, vệ sinh máy lạnh định kỳ, khắc phục điều hòa bị hỏng khi phát hiện


Trên đây bài viết “Điều hòa bị hỏng do người sử dụng mắc 10 sai lầm sau” đã liệt kê các sai lầm khi dùng máy lạnh, cũng như cách khắc phục.

Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng để máy lạnh hoạt động tốt hơn.

Máy điều hòa gần như không thể thiếu đối các gia đình, văn phòng trong những ngày oi bức, nắng nóng.

Hãy sử dụng đúng cách để bảo vệ sức khỏe con người cũng như độ bền của thiết bị các bạn nhé!