Cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất 

Cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất 

05-09-2022 | Dịch vụ khác |

10 Cách giữ bể phốt ít bị tắc nghẽn an toàn hiệu quả


Appongtho.vn Bể phốt gia đình bạn thường xuyên bị tắc? 10 bước sau đây giúp bạn giữ bể phốt ít bị tắc nghẽn bồn cầu, bể phốt luôn lưu thông, không rác thải.


Cập nhật ngay 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất cho không gian sống nhà bạn luôn sạch đẹp, thơm mát, không ảnh hướng đến sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Thang 8\0608\10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\Ảnh 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\10-cach-giu-be-phot-it-bi-tac-nhat-1.png

Bỏ túi ngay 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất, phổ biến nhất hiện nay


Tắc bồn cầu hay bể phốt là một trong những sự cố gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng hàng đầu hiện nay đối với các gia đình hiện đại.

Nó làm xáo trộn mọi cuộc sống sinh hoạt của cả một tập thể, thậm chí ngừng hoạt động, việc tắm rửa, giặt giũ hay vệ sinh cá nhân đều không thể hoàn thành được trong nhiều ngày.

Chưa kể, việc bể phốt tắc còn dẫn đến các hệ lụy khác như: Bạn không thể đi tiểu tiện, đại tiện, ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là thận và đường tiêu hóa;

Môi trường sống bị ô nhiễm, phát sinh nhiều loại vi khuẩn, virus nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh tiêu hóa, hô hấp và da;

Các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, đường ống cống dễ bị hư hại hơn, bốc mùi hôi thối rất khó chịu,...


Tại sao bể phốt bị tắc?


Bề phốt bị tắc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:


1 Chất rắn tích tụ:

  • Trong quá trình sử dụng, các chất rắn như chất hữu cơ, bùn đất.
  • Cặn từ chất thải có thể tích tụ và làm tắc nghẽn bề phốt.


2 Béo và dầu:

  • Các chất béo và dầu từ thực phẩm có thể đóng kết lại.

  • Tạo thành lớp dầu trên bề mặt bể phốt.

  • Gây cản trở quá trình xả và thoát nước.


3 Vật liệu không phân hủy:

  • Một số vật liệu như giấy, vải, bao nilon.
  • Các vật liệu không phân hủy khác có thể rơi vào bể phốt và gây tắc nghẽn.


4 Sự cố cơ học:

  • Như hỏng hóc hoặc thiếu kín đáo của cấu trúc bề phốt có thể dẫn đến sự cố tắc nghẽn.

5 Thiết kế không phù hợp:

  • Nếu bề phốt không được thiết kế đúng cách.
  • Không phù hợp với nhu cầu sử dụng, có thể dẫn đến tắc nghẽn.


6 Sự cố môi trường:

  • Mưa lớn hoặc lũ lụt có thể làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước và bề phốt.

Đó là lý do bạn cần áp dụng ngay 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất trong bài viết sau đây để tránh phải gặp tình trạng như trên.

Mời bạn cùng "App Ong Thợ" theo dõi và tham khảo ngay nhé!


1 Hút bể thường xuyên, đúng định kỳ


Các vi sinh vật tự sinh có lợi trong bể phốt sẽ đóng vai trò phân hủy những chất thải có chất hữu cơ.

Sản phẩm của quá trình phân hủy đó chính là bùn với thể tích được giảm đi rất nhiều và trọng lượng nhẹ hơn so với kích cỡ chất thải ban đầu.

Chúng có thể được cuốn trôi bởi nước, sau đó đi thẳng vào hệ thống thoát chất thải của thành phố qua cống ngầm.

Nếu bể còn hoạt động hiệu quả, chuẩn, thì có thể trong suốt thời gian dài, bạn sẽ không cần phải hút. Bởi vì, chất thải sẽ được tự tiêu hủy và cuốn trôi hết đi.

Tuy nhiên, thực tế, trong suốt thời gian sử dụng, có những lúc bạn không thể kiểm soát được những gì đã trôi xuống bể.

Có thể sẽ có những vật không phân hủy vi sinh được như cao su, đồ chơi trẻ em, tóc, bàn chải đánh răng,...

Lâu dần chúng tích tụ lại và làm đầy lên, khiến thể tích vận hành của bể bị giảm xuống.

Đây mới chính là nguyên nhân bạn phải hút bể phốt định kỳ như một trong 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất.

Hút để hút bùn còn tồn ứ và những loại rác không phân hủy được trong bể ra.

Đương nhiên, mỗi chiếc bể phốt tự hoại sẽ có một lịch trình bảo trì, hút thông định kỳ khác nhau.

Thông thường, cứ 3 - 5 năm 1 lần chúng ta cần thực hiện công việc này để đảm bảo không xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng hàng ngày, đồng thời giữ cho nó hoạt động ổn định nhất.

Đó là thời gian chuẩn, bạn có thể triển khai theo mà không cần phải thực hiện liên tục gây tốn thời gian lại còn lãng phí chi phí, tiền bạc.


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Thang 8\0608\10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\Ảnh 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\10-cach-giu-be-phot-it-bi-tac-nhat-2.png

Hút bể phốt định kỳ là Top 1 trong 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất bạn nên lưu ý


2. Cẩn thận thiết kế, lắp đặt bể phốt đúng vị trí 


Việc thiết kế, lắp đặt bể phốt đúng vị trí bên trong nhà mình không chỉ giúp không gian sống hợp phong thủy, ít bốc mùi hơn.

Mà, đó còn là cách rất quan trọng để giúp mọi chất thải được lưu trữ được dễ dàng, suôn sẻ.
Đảm bảo công trình tự hoại vận hành ổn định, đúng kỹ thuật, không gây hậu quả nghiêm trọng về sau này.


Để thực hiện, bạn cần chú ý một vài yếu tố như sau đây:

  • Bộ phận ống xả chất thải, nên là ống có đường kính rộng để khả năng lưu thông chất thải đi vào bể tốt, hiệu quả hơn.

  • Các ống khuyến cáo nên sử dụng là ống 90mm hoặc ống 114mm với độ dày lớn.

  • Cần phải có ống nhựa ngăn giữa 3 ngăn bên trong bể phốt bao gồm ngăn chứa, ngăn lọc và ngăn lắng. 

  • Nhất định phải lắp đặt cả đường ống thoát khí, bộ phận này thường bị nhiều gia đình bỏ quên khi xây dựng bể phốt.

  • Công dụng của nó là làm giảm áp lực không khí bên trong bể.

  • Giảm tình trạng đầy, tràn chất thải, đồng thời hạn chế các mùi hôi gây khó chịu.


Thực tế, việc lắp đặt bể phốt phải được thực hiện đúng kỹ thuật có bản vẽ thiết kế, sơ đồ cụ thể, rõ ràng.

Cho nên, nếu bạn không có kiến thức cũng như kinh nghiệm thi công.

Bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của các đơn vị sửa chữa nhà thực hiện có kiến thức chuyên môn cùng tay nghề vững chắc.

Chưa kể, chỉ có các đơn vị chuyên nghiệp mới có đủ đồ nghề, dụng cụ và trang thiết bị chuyên dụng hỗ trợ.

Có như vậy, bể phốt của bạn sau xây dựng mới có chất lượng tốt nhất, độ bền lâu và ổn định hơn khi đưa vào sử dụng thực tế.


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Thang 8\0608\10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\Ảnh 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\10-cach-giu-be-phot-it-bi-tac-nhat-3.png

Việc xây dựng bể phốt cần có bản vẽ thiết kế và đội thợ thi công giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp


3. Nhớ thêm đường ống thoát khí khi thiết kế hầm phốt


Như đã đề cập ở phần nội dung trên, khi lắp đặt bể phốt, hầm cầu, bạn nên chú ý lắp thêm đường ống thoát khí, một trong 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất

Nếu bỏ quên bộ phận này, trong quá trình hoạt động, áp lực không khí trong ống thải sẽ gây ứ hơi dẫn đến xả yếu và nguy cơ làm vỡ đường ống, nổ hầm cầu rất lớn.

Bởi, khí hình thành trong quá trình phân hủy chất thải trong hầm cầu, bể phốt chính là khí Metan.

Một loại khí tích tụ rất dễ cháy nổ nếu gặp những chất kích lửa như đầu thuốc lá, bật lửa,...

Ngoài ra, thiết bị vệ sinh như bồn cầu cũng sẽ nhanh hỏng hơn do không xả nước được, có mùi hôi trong nhà vệ sinh. 

Nhờ có đường ống thoát khí, các chất thải khi xả sẽ được đẩy những loại khí thải ra bên ngoài, giải phóng hiệu quả.

Môi trường sống của bạn sẽ được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không sợ bị tắc ách, bí bách sau này.


Một số lưu ý khi xây dựng, lắp đặt đường ống thoát khí bạn cần ghi nhớ:

Ống càng thẳng càng tốt, bạn không nên tạo ra quá nhiều điểm gấp khúc khi lắp đường ống thông khí cho bể phốt.

Ống không cần có quá nhiều điểm nối, mỗi tầng một nối là hợp lý nhất đối với trường hợp nhà có nhiều tầng.

Bạn hạn chế để các nguồn nước, bụi bẩn hay không khí bên ngoài bám dính vào đường ống, việc này sẽ rất dễ gây tắc nghẽn.

Ống thoát khí cần được thiết kế ở dạng đứng để giúp các khí độc hại thoát ra bên ngoài tránh tình trạng tích tụ ngược lại vào bên trong.

Chú trọng việc lắp đặt đường ống cao hơn và nằm bên ngoài nhà nhằm mục đích để cho các loại khí độc và mùi hôi từ bể phốt bị hắt ngược vào trong, ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong nhà.

Cuối cùng, bạn nên nhớ lựa chọn đúng đơn vị thi công vì bộ phận này rất khó và phức tạp.


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Thang 8\0608\10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\Ảnh 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\10-cach-giu-be-phot-it-bi-tac-nhat-4.png

Đường ống thoát khí là bộ phận rất quan trọng bạn cần chú ý khi xây dựng bể phốt


4. Tránh xả rác, tóc, làm rơi vật cứng không phân hủy vào bồn cầu


Nhiều người có suy nghĩ rằng, bồn cầu dẫn xuống hầm cầu, bể phốt giống như một loại thùng rác chuyên dụng.

Nó có thể nuốt chửng hết tất cả mọi thứ chỉ với một lần nhấn nút xả nước.

Thực tế, đây là suy nghĩ sai lầm, nó đã khiến nhiều người phải trả giá rất đắt. 

Bồn cầu vốn dĩ chỉ được thiết kế để giúp chúng ta đi vệ sinh, giải quyết nhu cầu sinh lý hàng ngày.

Nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ các sự cố đầy bể phốt, làm tắc nghẽn gây bao phiền phức cho bạn, những chất thải dơ bẩn sẽ trôi nổi lềnh bềnh vô cùng ô nhiễm.

Những loại thức ăn thừa, rau củ quả, xương động vật, vật thể cứng không phân hủy được hay có thể phân hủy được nhưng cần rất nhiều thời gian.

Chúng trôi theo dòng nước xuống hầm, bể và nắm đấy, do thói quen xấu của người dùng mà chưa được bao lâu chúng sẽ đầy lên, tắc nghẹt nghiêm trọng.

Để khắc phục, bạn có thể sử dụng các loại như dây kẽm, móc quần áo để gắp các vật thể này lên đối với những trường hợp chúng còn mắc kẹt lại trong đường cống thoát nước.

Ngược lại, trong trường hợp chúng đã trôi xuống bể thì chỉ còn cách gọi đơn vị chuyên nghiệp để hút thông để tránh tắc bể phốt về sau này.

Không một ai trong chúng ta mong muốn bể phốt nhà mình bị đầy, tắc nghẹt cả.

Vì nó có thể dẫn đến hiện tượng bồn cầu nhà vệ sinh hay bồn rửa bát, mọi thiết bị thoát nước trong gia đình bạn tắc, nghẽn gây phiền phức. 

Nếu không muốn, bạn hãy từ bỏ ngay hành động vứt rác xuống bồn cầu hay ống thoát nước ở bồn rửa bát nhé!


>>> Những mẹo đuổi chuột sợ không dám quay lại


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Thang 8\0608\10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\Ảnh 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\10-cach-giu-be-phot-it-bi-tac-nhat-5.png

Bỏ rác xuống bồn cầu là một trong 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất cho bạn


5. Từ bỏ thói quen xả giấy vệ sinh vào bồn cầu quá nhiều


Vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu sau mỗi lần đi vệ sinh là câu chuyện muôn thuở được xã hội chúng ta đem ra bàn luận.

Không ít các nhà vệ sinh công cộng cũng dán dòng chữ "Không vứt giấy vào trong bồn vệ sinh” ngay chỗ bồn cầu để cảnh báo mọi người.

Bởi vì, bồn cầu thường có đường ống thoát nước khá nhỏ, việc bị dồn ứ quá nhiều giấy vệ sinh cùng lúc có thể khiến cho chúng bị nghẽn lại, làm đầy tràn bồn cầu.

Hoặc, nếu có xuống thì chúng vẫn nằm yên trong bể phốt rất lâu sau mới có thể phân hủy hết.

Việc thực hiện thói quen xấu này mỗi ngày sẽ khiến những sai lầm khi sử dụng bồn cầu đầy hơn, khả năng phân hủy không còn tốt nữa.

Cuối cùng, bể dâng lên khiến các thiết bị khác bị tạm ngưng hoạt động, cần được thông tắc ngay.

Ngoài ra, không phải các thiết bị bồn cầu nào cũng có thể xả nước mạnh để làm trôi xuống mọi giấy vệ sinh.

Nếu bạn cứ vô tư xả giấy thì sẽ có 1 ngày bạn phải nhận cái kết đắng là phải đi hút bể phốt với chi phí khá đắt.

Thực tế, 1 - 2 lần xả giấy vệ sinh sẽ không làm bể phốt bị đầy lên nhưng nếu trở thành thói quen thì dám chắc bạn sẽ không chỉ có 1 hay 2 lần. 

Chính vì vậy, từ bỏ thói quen xả giấy vệ sinh vào bồn cầu là một trong 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất.

Thói quen này cũng cực kỳ dễ sửa, bạn chỉ cần đặt 1 chiếc thùng rác Mini vào nhà vệ sinh, cạnh bồn cầu là được.

Ngoài ra, nếu lỡ tay vứt xuống bồn cầu và muốn xử lý, bạn có thể dùng nước sôi cùng vào giọt nước rửa chén đổ trực tiếp vào bồn.

Lúc này giấy sẽ nhanh chóng và dễ tan rã ra hơn, bể phốt cũng đỡ phải chịu áp lực hơn. 


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Thang 8\0608\10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\Ảnh 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\10-cach-giu-be-phot-it-bi-tac-nhat-6.png

Từ bỏ thói quen xấu vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu, một trong những nguyên nhân gây đầy bể phốt


6. Vệ sinh thường xuyên, kiểm tra bồn cầu để biết bể phốt có đầy hay không


Việc vệ sinh, tẩy rửa bồn cầu, sẵn tiện kiểm tra luôn bồn cầu bên trong, vệ sinh nhà cửa thường xuyên chính là một trong 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất. Bạn có biết vì sao không?

Vì bồn cầu bị tắc nghẽn hay xuống nước chậm chính là dấu hiệu phổ biến và gần như chính xác nhất giúp bạn biết bể phốt, hầm cầu của gia đình mình có đầy hay không.

Chỉ cần bạn thử dội nước, nhấn nút xả, nếu nước trôi nhẹ nhàng, không theo vòng xoáy thì rất có thể hầm phốt đang có vấn đề.

Đôi lúc, nước trong bồn còn trào ngược trở lên, gây tràn ra sàn nhà.

Cách này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được cách xử lý ngay để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của con người.

Hơn nữa, việc vệ sinh thường xuyên cũng giúp bồn cầu của bạn luôn sạch sẽ, thơm tho, không còn bốc mùi hôi thối, khó chịu.

Nếu đã vệ sinh hàng ngày mà bồn cầu vẫn có mùi thì chắc chắn bể phốt đã đầy và cần được xử lý, khắc phục liền.

Lý do là vì bể đầy, màng hữu cơ đã đạt đến mức thể tích và khối lượng tối đa, nó đang tìm đường theo bể phốt ra ngoài bồn cầu. 

Việc bạn nên làm lúc này chỉ là nhấn nút gọi ngay cho trung tâm thông, hút bể phốt chất lượng, đáng tin cậy.

Nhân viên sẽ đến ngay giúp bạn giải quyết nhanh, gọn, lẹ lại không quá bẩn như lúc bể phốt đầy mà bạn không nhận ra. 


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Thang 8\0608\10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\Ảnh 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\10-cach-giu-be-phot-it-bi-tac-nhat-7.png

Thường xuyên vệ sinh, lau rửa và kiểm tra sẽ giúp bạn nhanh chóng biết được bể phốt đã đầy chưa


7. Tránh đổ các loại hóa chất xuống bồn cầu dẫn ra bể phốt


Nhiều người quan niệm rằng, hóa chất cũng là một dạng chất lỏng như nước, chắc chắn sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng tự tiêu hủy của bể phốt bên dưới.

Cho nên, họ vô tư đổ hóa chất xuống bồn, nhất là ở những nơi như phòng thí nghiệm, các tiệm làm tóc,...

Một số loại hóa chất độc hại có tác dụng làm chết các loại vi sinh vật, vi khuẩn có lợi làm nhiệm vụ phân hủy bên trong hầm, bể phốt.

Điều này vô tình khiến các chất thải không được tiêu hoại tốt, chức năng của bể tự hoại cũng yếu kém dần đi, nhanh bị tắc và đầy bể hơn do tốc độ phân hủy chậm.

Do đó, bạn cần tránh không đổ các loại hóa chất không phải là chất tẩy rửa chuyên dụng xuống bồn cầu hay bồn rửa mặt, rửa bát thông ra bể phốt nhé!

Ngoài ra, nếu bạn cẩn thận hơn, hãy thuê đội thợ chuyên nghiệp bổ sung thêm các lợi khuẩn này xuống bể phốt để khắc phục sự cố nhé!

Đây chính là một trong 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất, dễ dàng nhất bạn có thể thực hiện được dễ dàng, không tốn công sức, thời gian cũng như chi phí.


>>> Cách dọn dẹp nhà cửa gòn gàng sạch đẹp


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Thang 8\0608\10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\Ảnh 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\10-cach-giu-be-phot-it-bi-tac-nhat-8.png

Không nên chủ quan đổ mọi loại hóa chất ngoài chất tẩy rửa xuống bồn cầu, bể phốt


8. Bổ sung lợi khuẩn để chất thải trong bể phốt dễ tiêu hủy


Bên dưới hầm cầu, bể phốt ở các gia đình đều sẽ có một lượng vi sinh vật có lợi giúp phân hủy chất hữu cơ trong chất thải.

Tuy nhiên, vì một số lý do gì đó như đổ hóa chất có hại xuống mà bể bỗng dưng không còn khả năng phân hủy tốt nữa, gây tắc nghẽn, ùn ứ chất thải, thậm chí là tràn ra bên ngoài.

Cho nên cách tốt nhất trong 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất là bạn nên bổ sung thường xuyên lợi khuẩn cho bể phốt, ngăn chặn, hạn chế mùi hôi hiệu quả.

Thời gian định kỳ thêm men vi sinh, lợi khuẩn cho bể phốt nên là mỗi tháng 1 lần đối với các gia đình đông thành viên.

Chúng sẽ góp phần giúp các chất thải tự tiêu nhanh hơn, kéo dài thời gian sử dụng dịch vụ thông hút bể phốt và tiết kiệm chi phí tối ưu nhất cho bạn.


Xem thêm >>> Hướng dẫn lau kích sạch bóng


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Thang 8\0608\10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\Ảnh 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\10-cach-giu-be-phot-it-bi-tac-nhat-9.png

Bổ sung lợi khuẩn, men vi sinh thường xuyên cho bể phốt để bể lâu đầy và chất thải tự phân hủy nhanh hơn


9. Thay đổi thói quen sinh hoạt, đi vệ sinh hàng ngày


Chất thải cùng tần suất đi vệ sinh hàng ngày của các thành viên trong gia đình cũng là yếu tố khiến cho bể phốt dễ bị đầy hay tắc nghẽn.

Nhất là với những chất thải rắn, cứng khó phân hủy mà phải thải ra thường xuyên, nhiều lần trong ngày.

Bể phốt sẽ hoạt động hết công suất, khó làm việc hiệu quả, ổn định như bình thường.

Chính vì thế, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt, đi vệ sinh, giải quyết nhu cầu để giữ cho bể ít bị tắc hơn.

Làm sao để thực hiện được điều đó? Đầu tiên bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình.

Sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng điều độ không chỉ giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn mà còn tốt cho sức khỏe. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, táo bón có thể bắt nguồn từ ăn uống không lành mạnh và dễ dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh nguy hiểm hơn.


D:\THANH HONG\CONTENT\TTBH\Thang 8\0608\10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\Ảnh 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất\10-cach-giu-be-phot-it-bi-tac-nhat-10.png

Thay đổi thói quen đi vệ sinh cũng là một trong 10 cách giữ cho bể phốt ít bị tắc nhất


10. Cảnh giác, cẩn thận khi lựa chọn đơn vị hút bể phốt


Cuối cùng trong 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất chính là lựa chọn đơn vị dịch vụ thông tắc bể phốt định kỳ phù hợp.

Một đơn vị không uy tín, đáng tin cậy, nhân viên làm việc không chuyên nghiệp sẽ đem đến cho bạn nhiều hệ quả khôn lường.

Chẳng những không làm bể phốt không được thông, hoạt động bình thường trở lại mà còn khiến môi trường sống của bạn trở nên lộn xộn, bề bộn và bẩn thỉu hơn nữa.

Thậm chí, nhiều cơ sở không chuyên, không rõ tay nghề nguồn gốc đôi khi còn làm cho thiết bị vệ sinh, hầm cầu nhà bạn gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.

Đối với những người không có chuyên môn, kinh nghiệm thì việc bị các đơn vị này lừa là điều quá dễ dàng, đơn giản.

Cho nên, bạn cứ cân nhắc thật kỹ trước khi thuê dịch vụ thông hút bể phốt cho gia đình mình nhé!


Mách bạn 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất nghẽn

Các tiêu chí để bạn chọn bao gồm:

Độ uy tín được chứng minh từ sự đánh giá, ủng hộ dịch vụ của khách hàng.

Chất lượng được đảm bảo, cam kết với chính sách bảo hành lâu dài, rõ ràng, minh bạch.

Công ty có quy trình làm việc chuyên nghiệp, chặt chẽ và khoa học, đạt mọi tiêu chuẩn về an toàn.

Nhân viên tư vấn lưu loát, nhiệt tình, am hiểu sâu về bể phốt cũng như các vấn đề, nguyên nhân gây đầy bể phốt.

Đơn vị có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hỗ trợ thông hút bể phốt tiên tiến, hiện đại bậc nhất.

Báo giá công khai, chính xác, không phát sinh thêm chi phí trong quá trình hút và không giải thích lý do rõ ràng, chi tiết.

Đơn vị có cung cấp hóa đơn hẳn hoi, nghiệm thu, nhân viên có trách nhiệm đến cuối cùng, cho đến khi khách hàng hài lòng tuyệt đối.

Như vậy, trên đây là 10 cách giữ bể phốt ít bị tắc nhất, tránh tình trạng bể phốt nhanh đầy mà bạn cần nắm vững.

Đồng thời, chúng cũng giúp bạn hạn chế được việc phải khắc phục hậu quả nghiêm trọng khi chất thải bể phốt đạt đến đỉnh điểm.

Hy vọng rằng, bài viết đã mang đến cho bạn kiến thức và thông tin hữu ích, thú vị trong quá trình sử dụng bồn cầu, nhà vệ sinh cũng như bể phốt của gia đình mình nhé!