Loại gạch nào xây sửa nhà tốt nhất hiện nay?
Loại gạch nào xây sửa nhà tốt nhất hiện nay?
04-09-2020 | Sửa nhà |Loại gạch nào xây sửa nhà tốt nhất hiện nay dành cho bạn?
Appongtho.vn Chia sẻ loại gạch nào xây sửa nhà tốt nhất, được nhiều người lựa chọn cho các công trình, dự án hiện nay? Hãy cùng Ong Thợ tìm hiểu chi tiết.
Gạch xây sửa nhà là loại gạch được sử dụng để xây dựng hoặc sửa chữa các công trình nhà cửa. Loại gạch này thường được làm từ đất sét, đất đá, đất sỏi hoặc các loại vật liệu tự nhiên khác, sau đó được nung để tạo ra độ cứng và độ bền cao hơn.
Có nhiều loại gạch xây sửa nhà khác nhau, bao gồm gạch ốp lát, gạch xây tường, gạch lát sân vườn, gạch vuông, gạch trang trí, vv. Mỗi loại gạch có đặc tính và mục đích sử dụng khác nhau.
Khi chọn gạch để xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa, bạn cần lưu ý đến độ chịu lực, độ hút nước, độ thấm nước và độ bền của gạch để đảm bảo công trình được hoàn thành tốt và độ bền lâu dài. Bên cạnh đó, cần lưu ý đến màu sắc, kích thước và kiểu dáng của gạch để đảm bảo phù hợp với phong cách kiến trúc và mục đích sử dụng của công trình.
Bạn biết đấy, để xây dựng lên một công trình nào đó, không thể nào thiếu sự góp mặt của một vật liệu phổ biến mà ai cũng biết đến, đó chính là gạch. Gạch, cùng với xi măng, sắt thép... trở thành một hỗn hợp tạo nên kết cấu vững chắc cho nhà ở, văn phòng, khách sạn,...
Vậy loại gạch nào xây sửa nhà tốt nhất? Điều này ắt hẳn sẽ khiến nhiều người quan tâm, nhất là những người đang sắp sửa có dự định xây dựng công trình, dù nhỏ hay lớn. Vậy thông qua bài viết này, hãy cùng với app Ong Thợ tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Loại gạch nào xây sửa nhà tốt nhất?
Gạch xây sửa nhà là một trong những vật liệu thiết yếu trong quá trình chọn lựa vật liệu xây dựng nhà ở. Bạn thấy đấy, một ngôi nhà không thể hoàn thành nếu thiếu đi gạch được.
Từ thời xa xưa, người ta sử dụng tre nứa, đất,... để xây nên những bờ tường. Tuy nhiên, nhìn chung lại quá nhiều nhược điểm như không vững chãi, bị thấm nước, không chống chịu được lực tốt,...
Chính vì thế, gạch xuất hiện như một giải pháp hiệu quả. Không những vững chắc, không thấm nước mà gạch còn chống chịu nhiệt rất tốt.
Dành cho những bạn không biết thì gạch được tạo nên từ đất sét tạo trong khuôn và nung ở nhiệt độ cao. Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn một để tạo nên những viên gạch chất lượng nhất.
Cho đến hiện tại, có rất nhiều loại gạch khác nhau ra đời tạo nên đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng. Tuy nhiên, mỗi loại gạch lại phù hợp với địa thế và kết cấu xây dựng khác nhau. Chính vì thế, bạn cần phải tham khảo kỹ lưỡng để tìm ra loại phù hợp nhất cho công trình của bạn.
Loại gạch nào xây sửa nhà tốt nhất dành cho bạn? Mong rằng với những thông tin mà sửa nhà Ong Thợ cung cấp ngay sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này nhé! Cùng tìm hiểu thôi nào!
Gạch đặc xậy nhà có tốt?
Phiên bản gạch nào xây sửa nhà đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn chính là gạch đặc. Đây là một loại gạch cao cấp được ưa chuộng rộng rãi ở nhiều nơi hiện nay với kết cấu đặc hoàn toàn (không lỗ) và có màu đỏ sẫm.
Vì có kết cấu đặc nên gạch đặc có những ưu điểm vượt trội hơn so với nhiều loại gạch khác, đó chính là cách âm và chịu lực tốt. Ngoài ra, giá thành ổn và khả năng hút ẩm xuất sắc (từ 14 - 18%).
Còn về nhược điểm, gạch đặc thường dễ bị hao hụt trong lúc vận chuyển, cũng như khối lượng nặng (gây bất tiện cho quá trình vận chuyển tới nơi thi công, xây dựng). Gạch đặc thường có khối lượng dao động trong khoảng 1,5 - 2,1kg (ở miền Nam) và 2,1 - 3,51kg (ở miền Bắc).
Với chất lượng A1, A2, B giảm dần, bạn có rất nhiều sự lựa chọn để sử dụng gạch đặc. Sao cho việc lựa chọn đó phù hợp nhất với kết cấu nhà ở, điều kiện tự nhiên cũng như nhu cầu mong muốn của bạn.
Gạch đảm bảo tạo nên kết cấu bền vững cho nhà ở của bạn
Gạch siêu nhẹ (gạch thông tâm, hay là gạch 2 lỗ)
Gạch siêu nhẹ là loại gạch được sản xuất từ các chất liệu nhẹ như xốp bông, xốp EPS (polystyren) hay xốp Polyurethane (PU). Nhờ vật liệu làm gạch nhẹ, nên gạch siêu nhẹ thường có khối lượng nhẹ hơn gấp 3-4 lần so với gạch thông thường.
Ưu điểm của gạch siêu nhẹ là rất nhẹ, giúp giảm tải trọng lên kết cấu nhà, giảm chi phí vận chuyển và lắp đặt. Bên cạnh đó, gạch siêu nhẹ cũng có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, giúp cho không gian bên trong nhà yên tĩnh, thoáng mát hơn.
Tuy nhiên, gạch siêu nhẹ cũng có một số hạn chế. Vì khối lượng của gạch siêu nhẹ quá nhẹ nên không thể sử dụng để xây dựng các tòa nhà cao tầng hoặc các công trình cần độ bền cao. Ngoài ra, do vật liệu làm gạch không đủ cứng nên gạch siêu nhẹ dễ bị va đập, biến dạng hay bị hư hỏng.
Tóm lại, gạch siêu nhẹ thường được sử dụng cho các công trình nhà ở, nhà phố hoặc nhà tiền chế với mục đích giảm tải trọng, tạo không gian thoáng mát và yên tĩnh hơn.
Tiếp nối ở vị trí thứ hai chính là gạch siêu nhẹ. Đây là phiên bản gạch được nhiều người lựa chọn hàng đầu khi nhắc đến câu hỏi ‘’Loại gạch nào xây sửa nhà tốt nhất?’’
Đây là loại gạch không hề nung và thậm chí như một số người nói thì có thể nổi trên cả bề mặt nước. Khi nhắc đến gạch siêu nhẹ, những ưu điểm nổi bật nhất mà bạn có thể kể tới, đó chính là cách âm, cách nhiệt hiệu quả.
Hơn thế còn giúp không gian nhà ở của bạn ấm vào mùa đông và mát lạnh vào mùa hè. Còn gì tuyệt vời hơn nữa, đúng không nào?
>>> Nên xây tường bằng gạch đặc hay gạch lỗ?
Thêm vào đó, không thể không kể đến trọng lượng nhỏ của gạch siêu nhẹ, tiết kiệm công sức, cũng như là thời gian thi công hiệu quả. Và một điểm cộng tuyệt vời nữa, đó chính là còn rất thân thiện với môi trường
Về nhược điểm của gạch siêu nhẹ, thì đó chính là cần tay nghề thi công chuyên nghiệp. Ngoài ra thì còn là khả năng chịu lực theo bề ngang không được tối ưu lắm, vì thế cần áp dụng một số phương pháp bổ trợ để gia cố thêm cho chắc chắn hơn như cột trụ,...
Với những ưu điểm và nhược điểm như vậy, gạch siêu nhẹ là loại gạch được đông đảo nhà thầu sử dụng khi xây dựng nên các công trình. Gạch siêu nhẹ với giá cả phải chăng và chất lượng tuyệt vời đang chiếm nhiều cảm tình của người tiêu dùng hiện nay.
Gạch rỗng 6 lỗ có tốt không?
Gạch rỗng 6 lỗ là loại gạch được sản xuất với lỗ trống bên trong, giúp giảm trọng lượng và tăng tính thông thoáng cho tường hoặc sàn nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng gạch rỗng 6 lỗ có tốt hay không phụ thuộc vào mục đích sử dụng của công trình.
Nếu công trình của bạn có yêu cầu về trọng lượng nhẹ, ví dụ như xây nhà phố hay tầng hầm thì gạch rỗng 6 lỗ có thể là lựa chọn tốt. Với khả năng thông thoáng, gạch rỗng 6 lỗ cũng giúp giảm khả năng ẩm mốc, chống thấm tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu công trình của bạn yêu cầu độ bền cao và an toàn, ví dụ như xây dựng tòa nhà cao tầng hay kết cấu chịu lực, thì gạch rỗng 6 lỗ không được khuyến khích. Việc thiết kế lỗ trống bên trong gạch có thể làm giảm độ bền của gạch và không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
Vì vậy, khi lựa chọn gạch rỗng 6 lỗ, bạn cần cân nhắc kỹ các yêu cầu và mục đích sử dụng của công trình để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả kinh tế của công trình.
Góp mặt vào top những loại gạch xây sửa nhà tốt nhất, đó chính là gạch rỗng 6 lỗ được làm từ chất liệu đất sét nung cao cấp. Thêm vào đó là quá trình chế tạo kỳ công, bao gồm: Ngâm ủ (3 - 6 tháng), đùn nén và một số công đoạn phức tạp khác. Từ đó sẽ chế tạo nên thành phẩm đến tay người tiêu dùng.
Gạch 6 lỗ được ưa chuộng hàng đầu trong kết cấu nhà ở hiện nay
>>> Khuyên bạn nên chọn xi măng loại nào?
Hiện nay có 2 loại gạch rỗng 6 lỗ, bao gồm 6 lỗ chất lượng cao (A1) và loại phổ thông (A2), đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Còn về kích thước, người ta chia gạch 6 lỗ ra làm 2 loại, bao gồm loại kích thước lớn và loại kích thước nhỏ.
Gạch 6 lỗ có ưu điểm là đẹp mắt, bền vững, chi phí lại vừa phải. Ngoài ra là khả năng chịu nhiệt, cách âm tốt.
Về nhược điểm, chúng ta có thể kể tới như những loại gạch có lỗ thông thường, gạch rỗng 6 lỗ cũng không phải sự lựa chọn tối ưu nhất để chịu lực, thường xây dựng ở những vị trí không chịu lực.
Trên đây chính là những thông tin về một số loại gạch được ưa chuộng hiện nay trong xây dựng, sửa chữa công trình, nhà ở. Mong rằng đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi ‘’Loại gạch nào xây sửa nhà tốt nhất?’’. Chúc các bạn sẽ tìm kiếm được một loại gạch vừa ý cho dự án của mình. Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết nhé!